Không phải ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm và hiểu về pháp luật trong lĩnh vực nhà đất nhất là những người mua nhà lần đầu. Dưới đây là 1 vài lưu ý cho những người lần đầu tiên mua nhà, đặc biệt là nhà đất thổ cư.
Thứ nhất, bạn sẽ không hiểu rõ về khu vực căn nhà mình định mua, bạn có thể không biết đàm phán về giá, không biết phân tích nhà tốt hay xấu…và như vậy cũng không hề tốt cho bạn. Nếu không tự tin trong thương vụ mua bán này bạn hãy nhờ một môi giới uy tín, họ sẽ tư vấn và cho bạn những lời khuyên tốt nhất.
Thứ 2: Xem kĩ các giấy tờ liên quan đến mua bán nhà đất
Sau khi bạn đã chọn được căn nhà thỏa mãn những tiêu chí mà bạn đưa ra thì hãy yêu cầu bên bán cho xem giấy chứng nhận sở hữu nhà đất. Đất nhất định phải có sổ đỏ và nhiệm vụ của bạn là phải xác minh sổ này là giả hay thật. Cách xem nhanh là xem chữ trên sổ này phải rõ nét, màu sắc hài hòa không nhòe mờ, đặc biệt con dấu chìm phải nhìn rõ ràng và sắc nét. Nếu không rõ, bạn có thể nhờ người có nhiều kinh nghiệm giúp trong khâu này và cần thiết có thể mang ra phòng Tài nguyên môi trường của quận, huyện để kiểm tra lại thông tin.
các giấy tờ liên quan bản gốc để ký công chứng lô đất bao gồm:
+ Chứng minh nhân dân chủ đứng tên lô đất ( 2 vợ chồng nếu đã có gia đình )
+ Hộ khẩu thường trú
+ Đăng kí kết hôn ( Nếu còn độc thân thì cung cấp giáy xác nhận độc thân không quá 3 tháng )
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy xác nhận tình trạng bất động sản ( không quá 1 tháng )
Thứ 3: Hợp đồng đặt cọc.
Một thực tế trong giao dịch nhà đất là thường người mua đặt cọc khoảng 10% giá trị đất hoặc căn nhà ( số tiền đặt cọc có thể tùy thỏa thuận giữa các bên ), sau khi ra công chứng xong mới trả hết phần còn lại, người bán giao giấy tờ. Khi đặt cọc cũng cần phải có hợp đồng đặt cọc và người làm chứng. Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ họ hàng đối với cả hai bên mua và bán. Và đặc biệt. cần hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.
CAM KẾT CHUNG TRONG HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC NHÀ ĐẤT
BÊN A:
- Bên A cam kết lô đất / nhà trên thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của mình và hiện không có tranh chấp, khiếu nại, bán hoặc hứa bán cho bất kì Bên nào khác. Và việc chuyển nhượng đã được sự đồng ý của các đồng sở hữu hoặc người liên quan với Bên A trong giấy tờ sở hữu hoặc đúng theo quy định của pháp luật (nếu có), mọi tranh chấp nếu có liên quan đến việc sở hữu sau này Bên A sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hết thời hạn đặt cọc nói trên (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác) mà Bên A đổi ý không bán, hoặc không tiến hành việc sang tên công chứng cho Bên B với bất kì lý do gì, thì Bên A phải trả lại đầy đủ số tiền mà Bên A đã nhận cọc của bên B và bồi thường thêm một khoản tiền bằng số tiền mà bên A đã nhận cọc.
- Thời gian Bên A phải trả lại tiền đặt cọc, tiền thanh toán và tiền bồi thường cho Bên B (nếu có) là ngay khi giao dịch bị hủy.
BÊN B:
- Bên B có trách nhiệm thanh toán đủ số tiền cho bên A. Nếu đến ngày nêu trên mà bên B không thanh toán cho bên A thì bên B sẽ chịu mất số tiền đã đặt cọc.
Thứ 4: Khi ra phòng công chứng kí chuyển nhượng/ mua – bán nhà đất.
Đây là một bước vô cùng quan trọng trong bất kể một thương vụ mua bán nhà nào. Trước khi làm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phòng công chứng sẽ kiểm tra lại tính pháp lý của căn nhà một lần cuối.
Sau khi công chứng, việc thanh toán cần thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường.
Bạn cũng nên nhớ, không nên thanh toán hết 100% số tiền , hãy giữ lại khoảng 5-10% cho đến khi bạn nhận được “sổ đỏ” mới. Nguyên nhân là do trong quá trình làm “sổ đỏ” sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề về giấy tờ cần bên bán phải đứng ra giải quyết. Nếu bên bán chậm chễ hoặc không hợp tác thì quá trình làm sổ mới sẽ kéo dài và mất nhiều thời gian.